MỘT STARTUP SẼ TRẢI QUA NHỮNG GIAI ĐOẠN GỌI VỐN NÀO?
Mục đích của các vòng gọi vốn chính là Vốn (Tiền), là một trong những yếu tố sống còn với bất kỳ một startup nào. Để hiện thực hoá ý tưởng của mình và hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, hầu hết các nhà sáng lập ngoài sử dụng vốn tự có còn tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như gia đình, bạn bè, quỹ đầu tư.
Vậy để biết khi nào cần gọi vốn, gọi nhiều hay ít, nguồn tiền từ đâu cho phù hợp với quy mô của startup,… thì các bạn cần biết cặn kẽ về các giai đoạn huy động vốn như hạt giống, series A, B, … và IPO, từ đó lập kế hoạch kinh doanh, sử dụng nguồn vốn thế nào cho hiệu quả. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các khái niệm trên nhé.
Thông thường, một startup sẽ trải qua những vòng gọi vốn dưới đây:
Pre-seed Round – Giai đoạn tiền hạt giống
Seed Round – Giai đoạn hạt giống
Series A, B, C… – Giai đoạn Series A, B, C…
IPO – Huy động vốn từ công chúng
Vòng gọi vốn đầu tiên: Pre-seed Round – Tiền Hạt Giống
Giai đoạn đầu tiên này chỉ có một mình bạn mà thôi. Trong đầu bạn có một vài ý tưởng mà bạn cho là sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả và chắc rồi, nhiều lợi nhuận; Rồi sau một thời gian cân đo đong đếm, bạn quyết định triển khai ý tưởng được xem là tiềm năng nhất. Tại XCO, chúng tôi định nghĩa đây là giai đoạn Brainstorming – thời điểm xây dựng mô hình kinh doanh của startup. Hiểu được vai trò đó, chúng tôi đồng hành cùng các nhà sáng lập để lập chiến lược chính xác và hiệu quả nhất.
Khi đi vào thực tế, bạn sẽ nhận ra rằng số lượng công việc rất nhiều và cũng đầy thử thách. Vậy là bạn quyết định tìm một người để chia sẻ ý tưởng, sát cánh cùng bạn – người đồng sáng lập. Người này thường là ai đó mà bạn hiểu rõ, tin tường giao vai trò cùng phát triển startup, cùng chung chí hướng với bạn và đặc biệt là phần bù cho kỹ năng bạn thiếu xót. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp startup của XCO, giai đoạn Sharing này sẽ là cơ hội cho bạn kết nối với những nhà sáng lập khác, những người đam mê sáng tạo tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Sau một thời gian hoạt động, bạn sẽ nhận thấy công ty đang có quá ít dữ liệu vững chắc về ngành hàng cũng như thiếu hụt về tài chính. Các nhà đầu tư góp mặt ở giai đoạn này chủ yếu đến từ người thân, bạn bè hoặc quan hệ xã hội của bạn. Mục tiêu cơ bản của nhà đầu tư ở giai đoạn Friendship and Family Support đa phần là tìm kiếm ý tưởng mới và cá nhân các nhà sáng lập, thử nghiệm thị trường hoặc một lĩnh vực nào đó. Với sự đồng hành của XCO, các startup sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt không chỉ là co-founder mà còn là nơi làm việc, nhân sự, pháp lý,…
Vậy ngắn gọn thì, vốn trong vòng này thường gọi là Bootstrapping – tiền vốn founder đầu tư hoặc huy động từ gia đình, bạn bè và nhà đầu tư thiên thần (là người giàu có, chấp nhận đổi vốn để đầu tư vào cổ phần công ty khởi nghiệp – startup), cũng như tìm kiếm được người đồng hành trên con đường xây dựng “đế chế” của bạn.
Seed Round – Giai đoạn hạt giống
Để bạn dễ hình dung thì Seed Round – giai đoạn hạt giống là thời gian ươm mầm hạt giống hay còn là triển khai ý tưởng vào thực tế. Hạt giống này sau khi được ươm mầm bởi các nhà sáng lập sẽ hy vọng phát triển thành một doanh nghiệp trưởng thành, nghĩa là thành “cây”.
Khi startup – doanh nghiệp bắt đầu tạo ra doanh thu đủ lớn, số tiền nhà đầu tư rót vào có vai trò giúp công ty định hướng chiến lược chính xác. Nguồn vốn được đầu tư vào thử nghiệm và phát triển sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự cốt lõi. Đa số nhà đầu tư ở vòng này đối mặt với nhiều rủi ro và thậm chí là thất bại.
Các nhà đầu tư tham gia vòng này thường là nhà đầu tư thiên thần (angel investor), các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ ( micro VCs) và quỹ tăng tốc (Accelerator). Số tiền đầu tư ở vòng này dao động 10.000-100.000 USD.
Series A (Series B, C…) – Giai đoạn Series A (Series B, C…)
Tiếp sau hai giai đoạn gọi vốn trên, vòng gọi vốn của startup được tiếp tục bằng Series A với quy mô đầu tư lớn hơn. Khi mô hình kinh doanh của startup đã đi vào hoạt động cũng như phát triển được dữ liệu khách hàng và tạo ra doanh thu, các nhà sáng lập sẽ chuẩn bị rõ rãng về chiến lược sắp tới của startup nhằm kêu gọi vốn đầu tư.
Chi tiết hơn thì, để được rót vốn, các công ty khởi nghiệp phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, những nhà sáng lập cần nêu được chiến lược sử dụng nguồn vốn cũng như tiềm năng của startup trong tương lai. Do đó những chỉ số về tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Vòng series A thường được cân nhắc bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital) và nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor). Với các nhà đầu tư cũ, họ cần xem xét nguồn vốn đã bỏ ra có thực sự được sử dụng đúng cách và liệu lần đầu tư này có đem lại giá trị cho họ. Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vòng này là các công ty tư nhân, công ty gia đình, quỹ phòng hộ hay các liên doanh.
Bước tiếp theo của Series A chính là Series B. Tại thời điểm này, startup đã phát triển, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đang đúng hướng và có tập khách hàng lớn trong ngành. Nguồn vốn trong giai đoạn này dùng để xây dựng công ty với việc mở rộng nhân sự, không gian địa lý để tiếp cận thị trường mới và nhìn chung là mở rộng về mặt quy mô. Có thể thấy, số tiền huy động được ở vòng này ước tính lên đến hàng chục triệu USD, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu đặt vào tầm ngắm các startup và founders tiềm năng, thường chọn lựa kỹ lưỡng để tạo bước nhảy vọt.
Nếu đi đến vòng Series C, công ty của bạn có thể đạt giá trị trên 100 triệu USD và có thể gọi đến 50 triệu USD hoặc thậm chí là 1 tỷ USD. Từ vòng gọi vốn này, các startup bắt đầu có tiếng trong thị trường, sẽ tìm cách gia tăng thị phần và vị trí trên thị trường. Khả năng lớn khác là startup của bạn sẽ nhận được những lời đề nghị mua lại mang tính chiến lược nhằm chiêu mộ tài năng, loại bỏ cạnh tranh về người dùng và vị trí địa lý.
Vòng gọi vốn cuối cùng: IPO – Huy động vốn từ công chúng
IPO hay Initial Public Offering, có nghĩa là “Lần đầu tiên phát hành ra công chúng”. Đây là hoạt động lần đầu tiên mở bán công khai cổ phiếu của các doanh nghiệp, hay còn gọi là huy động vốn từ công chúng một cách rộng rãi bằng việc niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên sàn chứng khoán. Sau khi hoàn tất IPO, doanh nghiệp đó sẽ chính thức trở thành một công ty cổ phần với vốn góp từ đại chúng. Đây thường được xem là kênh thoái vốn cho các quỹ VC/PE đã đầu tư ở các vòng gọi vốn trước đó.
Tạm kết
XCO mang lại cơ hội giúp các startup tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, không gian làm việc – cơ sở trang thiết bị, ban cố vấn kinh doanh, pháp lý, marketing và PR, tài chính, rủi ro, nhân lực, hoàn thiện quy trình kinh doanh, kinh nghiệm phát triển thị trường và tập khách hàng.
Tìm hiểu thêm về XCO và những gì chúng tôi làm tại: https://xco.com.vn/